Kiến thức

Kiến thức

2. Quy định giao dịch Chứng khoán chưa Niêm yết (UPCOM)


Thời gian giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Phiên Phương thức giao dịch   Giờ giao dịch Loại lệnh giao dịch
Phiên sáng Khớp lệnh liên tục   09h00 - 11h30 Lô chẵn: Lệnh LO
Lô lẻ: Lệnh LO
  Giao dịch thỏa thuận 09h00 – 11h30  
Nghỉ trưa 11h30 - 13h00  
Phiên chiều Khớp lệnh liên tục        13h00 - 15h00 Lô chẵn: Lệnh LO
Lô lẻ: Lệnh LO
  Giao dịch thỏa thuận                 13h00 – 15h00      

2.1    Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục: 

Là phương thức giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán.

2.2    Phương thức giao dịch thỏa thuận:

Là phương thức giao dịch trong đó các bên tham gia giao dịch thông qua thành viên giao dịch tự thỏa thuận về các điều kiện giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán; hoặc các bên tham gia giao dịch thỏa thuận, thực hiện giao dịch, sau đó thông qua thành viên giao dịch ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch chứng khoán.

Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên 25 ngày giao dịch liên tiếp, SGDCKHN chỉ nhận lệnh theo phương thức khớp lệnh liên tục. SGDCKHN không thực hiện nhận lệnh giao dịch theo phương thức giao dịch thỏa thuận cho đến khi có giá được xác lập từ kết quả của khớp lệnh lô chẵn.
 

Nội dung Chi tiết
3.1  Đơn vị giao dịch  
- Khớp lệnh liên tục 100 cổ phiếu
- Giao dịch thỏa thuận 01 cổ phiếu
- Giao dịch lô lẻ Khối lượng từ 01 – 99 cổ phiếu
3.2  Đơn vị yết giá  
- Khớp lệnh liên tục 100 đồng
- Giao dịch thỏa thuận 01 đồng

 

Nội dung Biên độ giao động giá
4.1 Cổ phiếu đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch ± 15% so với giá tham chiếu
4.2 Cổ phiếu trong các ngày giao dịch khác dưới đây ± 40% so với giá tham chiếu
a) Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục;
b) Ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên 25 ngày giao dịch liên tiếp cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục;
c) Ngày đầu tiên giao dịch trở lại đối với trường hợp tách doanh nghiệp đăng ký giao dịch

d) Ngày giao dịch không hưởng quyền trong các trường hợp dưới đây:

- Trả cổ tức hoặc thưởng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu;

- Trả cổ tức bằng tiền với giá trị số tiền lớn hơn hoặc bằng giá bình quân gia quyền của cổ phiếu trong ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền;

- Phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu.

(*) Trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, UBCKNN quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 120/2020/TT-BTC.

  • Giới hạn dao động giá đối với cổ phiếu đăng ký giao dịch được xác định như sau:

    • Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)

    • Giá sàn = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)

  • Trường hợp giá trần hoặc giá sàn của cổ phiếu đăng ký giao dịch xác định theo quy định tại Mục 3 (*) bằng giá tham chiếu, giá trần và giá sàn sẽ được thực hiện điều chỉnh như sau:

    • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá

    • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu – 01 đơn vị yết giá

  • Giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu đăng ký giao dịch được tính toán theo quy định làm tròn xuống đối với giá trần, làm tròn lên đối với giá sàn theo đơn vị yết giá. Trường hợp giá sàn điều chỉnh theo quy định mà nhỏ hơn hoặc bằng 0, giá sàn sẽ được điều chỉnh bằng giá tham chiếu.

  • Trường hợp sau khi tính toán, giá tham chiếu bằng đơn vị yết giá (trường hợp có 01 đơn vị yết giá), hoặc bằng đơn vị yết giá nhỏ nhất (trường hợp có nhiều đơn vị yết giá), giới hạn dao động giá được xác định lại như sau:

    • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá

    • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu

6.1   Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức đăng ký giao dịch đề xuất. 

6.2   Trường hợp tổ chức đăng ký giao dịch là công ty đại chúng đã hủy niêm yết theo điểm b khoản 1 Điều 133 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP , giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên là giá đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng trên thị trường niêm yết hoặc giá tham chiếu tại ngày giao dịch cuối cùng trên thị trường niêm yết (nếu ngày giao dịch cuối cùng không có giao dịch để xác định giá đóng cửa).

6.3   Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa gắn với đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM, giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên là giá đấu thành công bình quân (đối với trường hợp chào bán theo phương thức đấu giá) hoặc giá phân phối cho nhà đầu tư (đối với trường hợp chào bán theo phương thức dựng sổ).

6.4   Giá tham chiếu của chứng khoán trong ngày giao dịch là bình quân gia quyền của các giá trong giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

6.5   Trước ngày giao dịch không hưởng quyền, ngoại trừ các trường hợp quy định tại Mục 6.7 bên dưới, giá tham chiếu được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị của các quyền kèm theo.

6.6   Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trờ lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá bi2nhq uân gia quyền của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.

6.7   Các trường hợp không điều chỉnh giá tham chiếu gồm:

  • Các trường hợp đã được mở biên độ dao động giá quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 18 Quy chế Đăng ký và quản lý giao dịch chứng khoán chưa Niêm yết do SGDCKVN ban hành ngày 18/04/2025

  • Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá phát hành cao hơn giá bình quân gia quyền của ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền sau khi đã điều chỉnh các quyền khác (nếu có);

  • Phát hành riêng lẻ cổ phiếu, chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư không phải là cổ đông hiện hữu;

  • Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty;

  • Phát hành cổ phiếu bổ sung theo phương án hoán đổi từ các giao dịch sáp nhập;

  • Tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện giảm vốn điều lệ;

  • Chào bán cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu;

  • Các trường hợp phát hành khác không ảnh hưởng đến quyền của cổ đông hiện hữu.

Lệnh giao dịch là lệnh giới hạn (LO). 

Lệnh LO là:

  • Lệnh mua cổ phiếu tại một mức giá xác định hoặc thấp hơn mức giá xác định;

  • Lệnh bán cổ phiếu tại một mức giá xác định hoặc cao hơn mức giá xác định.

  • Giao dịch lô lẻ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục và phương thức thỏa thuận trên hệ thống giao dịch UPCoM.
  • Nhà đầu tư phải tuân thủ quy định về sửa, hủy lệnh LO tương tự đối với giao dịch lô chẵn.
  • Đơn vị giao dịch lô lẻ là 01 cổ phiếu.
  • Giá giao dịch:
    • Giá của lệnh giao dịch lô lẻ phải tuân thủ theo các quy định về giá giao dịch tương tự giao dịch lô chẵn;
    • Các lệnh giao dịch lô lẻ không được sử dụng để xác định giá tham chiếu, giá tính chỉ số.
  • Giao dịch lô lẻ của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch khớp lệnh lô chẵn trên 25 ngày giao dịch liên tiếp không được nhập vào hệ thống giao dịch UPCoM cho đến khi có giá được xác lập từ kết quả của khớp lệnh lô chẵn.
     

9.1 Nguyên tắc khớp lệnh:

Ưu tiên về giá:

  • Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.

  • Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

Ưu tiên về thời gian: 

Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch UPCoM trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

9.2 Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục:

Giá thực hiện là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.

  • Việc sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.

  • Trong phiên khớp lệnh liên tục: Lệnh LO được phép sửa giá, khối lượng (không được sửa đồng thời thông tin khối lượng và giá trên cùng một lệnh đặt) và hủy lệnh rong thời gian giao dịch.

Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:

  • Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.

  • Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch UPCoM đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng hoặc sửa giá.

11.1 Thực hiện giao dịch thỏa thuận

  • Lệnh chào giao dịch thỏa thuận được gửi đến toàn bộ thị trường theo yêu cầu của nhà đầu tư. 

  • Giao dịch thỏa thuận phải tuân thủ quy định về biên độ dao động giá trong ngày.

  • Giao dịch thỏa thuận được thực hiện theo nguyên tắc bên bán hoặc bên mua nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và bên còn lại xác nhận giao dịch thoả thuận.

  • Giao dịch thỏa thuận không áp dụng trong ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán đăng ký giao dịch và chứng khoán không có lệnh giao dịch khớp lệnh lô chẵn liên tiếp trên 25 ngày giao dịch cho đến khi có giá được xác lập từ kết giả của khớp lệnh lô chẵn.

11.2 Sửa, hủy lệnh giao dịch thoả thuận

Giao dịch thoả thuận đã thực hiện trên hệ thống giao dịch UPCoM không được phép sửa, hủy.
 

Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến giao dịch cổ phiếu.

Khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài còn được phép mua được tính toán theo nguyên tắc sau:

12.1   Đối với giao dịch khớp lệnh:

  • Khối lượng cổ phiếu mua của nhà đầu tư nước ngoài được trừ vào khối lượng còn được phép mua ngay sau khi lệnh mua được nhập vào hệ thống.

  • Khối lượng cổ phiếu bán của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng còn được phép mua sau khi thanh toán giao dịch chứng khoán.

  • Lệnh mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài nhập vào hệ thống giao dịch sẽ không được chấp nhận nếu khối lượng còn được phép mua nhỏ hơn khối lượng đặt mua.

  • Trường hợp lệnh mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài được sửa giảm khối lượng, khối lượng còn được phép mua tăng bằng khối lượng được giảm của lệnh ngay sau khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống.

  • Trường hợp lệnh mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài được sửa tăng khối lượng, khối lượng còn được phép mua giảm bằng khối lượng được tăng ngay sau khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống. Trường hợp khối lượng còn được phép mua nhỏ hơn khối lượng được tăng, hệ thống giao dịch sẽ không chấp nhận lệnh sửa.

  • Trường hợp lệnh mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài bị hủy bỏ bởi nhà đầu tư hoặc hệ thống giao dịch, khối lượng còn được phép mua tăng bằng khối lượng bị hủy bỏ.

12.2   Đối với giao dịch thỏa thuận:

  • Khối lượng cổ phiếu còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được giảm xuống ngay sau khi lệnh thỏa thuận bên mua được nhập vào hệ thống giao dịch nếu giao dịch đó là giữa một nhà đầu tư nước ngoài mua với một nhà đầu tư trong nước bán.

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua hủy lệnh giao dịch thỏa thuận với một nhà đầu tư trong nước bán, khối lượng cổ phiếu còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tăng lên ngay sau khi lệnh hủy được nhập vào hệ thống.

  • Khối lượng cổ phiếu còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tăng lên sau khi thanh toán giao dịch nếu giao dịch đó là giữa một nhà đầu tư nước ngoài bán với một nhà đầu tư trong nước mua.

  • Khối lượng cổ phiếu còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.

Nội dung Chi tiết
Cổ phiếu T+2